• An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy sản phẩm dịch vụ của chúng tôi thế nào?
  

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay2
mod_vvisit_counterHôm qua85
mod_vvisit_counterTuần này702
mod_vvisit_counterTuần trước900
mod_vvisit_counterTháng này293
mod_vvisit_counterTháng trước3384
mod_vvisit_counterTất cả242392
Online (Trong 20 phút): 4
IP của bạn: 35.172.111.47

Vì mục tiêu xây dựng, kết nối đồng bộ, hiện đại

Nhằm tạo sự đồng bộ trong việc phát triển hệ thống giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Quảng Ninh phù hợp với sự phát triển GTVT của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước rất cần có một chiến lược dài hơi, đặc biệt là quy hoạch kịp thời để phát triển giao thông bền vững, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng.

Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn đang được nhà thầu đẩy nhanh thi công, dự kiến hoàn thành vào năm 2017. Ảnh: Đỗ Phương
Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn đang được nhà thầu đẩy nhanh thi công, dự kiến hoàn thành vào năm 2017. Ảnh: Đỗ Phương

Sự cần thiết của việc điều chỉnh Quy hoạch

Mặc dù thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã tích cực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông tuy nhiên, kết cấu hạ tầng giao thông vẫn còn nhiều bất cập, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông mang tính chiến lược. Hạ tầng giao thông phục vụ phát triển vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ cũng chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng và vị thế của tỉnh. Tuy nằm trong chiến lược “hai hành lang, một vành đai kinh tế” song trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, việc thực hiện chiến lược này chưa rõ nét… Mặt khác, đối chiếu với Quy hoạch GTVT tỉnh Quảng Ninh được phê duyệt từ năm 2011 đến nay, đã có nhiều thay đổi, bổ sung về quy hoạch GTVT trong tỉnh cũng như cả nước. Đơn cử tỉnh đã lập và phê duyệt một số quy hoạch như: Quy hoạch GTVT đường thuỷ nội địa (Quyết định 3422/QĐ-UBND năm 2013; điều chỉnh Quy hoạch cảng, bến tàu du lịch (Quyết định 4036/QĐ-UBND năm 2015)…; gần đây các quy hoạch ngành GTVT cấp quốc gia cũng đã được phê duyệt như: Điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Quyết định 2053/QĐ-TTg năm 2015)… Xuất phát từ vai trò của GTVT ngày càng quan trọng đối với cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, để đảm bảo cho quá trình đầu tư phát triển mạng lưới giao thông đạt hiệu quả cao và khắc phục những hạn chế đang tồn tại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, đồng thời phù hợp với Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ và đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 mà Chính phủ đã phê duyệt, việc lập Dự án ‘‘Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” là hết sức cần thiết. Dự án sẽ điều chỉnh kịp thời những thay đổi trong thời gian qua, cập nhật theo các quy hoạch, chiến lược quốc gia, phù hợp với tình hình phát triển chung của tỉnh.

Cầu Bạch Đằng, Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.
Cầu Bạch Đằng, Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.

3 tiêu chí lớn trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông

Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã đặt ra mục tiêu: Xây dựng hệ thống GTVT hoàn thiện đáp ứng được các tiêu chí: Bền vững - đồng bộ - hiện đại. Cụ thể, phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo tỷ lệ diện tích đất giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt 21-23% đối với TP Hạ Long; 16-18% cho các đô thị vệ tinh; tỷ lệ đường đô thị được cứng hoá đạt 100%... Hạ tầng GTVT hợp lý, đảm bảo hài hoà các phương tiện vận tải, liên thông với mạng lưới giao thông vùng, quốc gia và quốc tế. Đến năm 2020 khối lượng vận chuyển hành khách đạt gần 88,2 triệu lượt/năm; khối lượng vận tải hàng hoá đạt gần 64,5 triệu tấn/năm… Dự kiến đến năm 2030, sẽ có các tuyến cao tốc Hà Nội - Hạ Long, Hạ Long - Móng Cái với quy mô 6 làn xe; Hạ Long - Hải Phòng quy mô 4 làn xe; 7 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 499,12km… Tỷ lệ đường giao thông nông thôn đạt 0,5km/km2; 100% đường huyện, xã được cứng hoá, đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A vào năm 2020… Hệ thống cầu, cống, bến bãi đỗ xe trên các cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ được xây dựng vĩnh cửu 100% phù hợp theo cấp đường, tải trọng thiết kế tối thiểu đạt tiêu chuẩn HL93… Ngoài hệ thống giao thông đường bộ được đầu tư, nâng cấp hiện đại sẽ tập trung phát triển các cảng biển như cảng Cái Lân, Cẩm Phả, Vạn Gia thành cảng biển hiện đại, xây dựng mới hệ thống cảng biển Hải Hà, Bắc Cái Bầu; tuyến đường thuỷ nội địa sẽ có 26 cảng và cụm cảng phân bố theo 6 khu vực…; tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân sẽ có 8 nhà ga; đặc biệt là hoàn thành xây dựng Cảng hàng không Vân Đồn, phát triển sân bay taxi tại TP Móng Cái, Cô Tô, Hạ Long; sân bay thuỷ phi cơ tại khu vực bến cảng Tuần Châu. Hệ thống hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không sẽ kết nối tạo thành một chỉnh thể thống nhất, đồng bộ, liên kết với mạng lưới giao thông vùng, khu vực và cả nước…

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Khánh, Giám đốc Sở GTVT tỉnh, cho biết: Việc lập Dự án điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, nhằm phát triển hệ thống GTVT một cách đồng bộ trên cơ sở kế thừa, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đã phê duyệt trên địa bàn tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; đảm bảo mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn kết nối liên hoàn với mạng lưới giao thông vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cả nước và liên vận quốc tế. Đồng thời phát triển vận tải theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ với chi phí hợp lý, chú trọng phát triển vận tải hàng hoá đa phương thức, dịch vụ logistics và các loại  hình vận tải hành khách phục vụ du lịch; đảm bảo ATGT, phát triển bền vững phục vụ an ninh, quốc phòng. Trong đó ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống GTVT phù hợp với quy hoạch giao thông vùng và cả nước, đảm bảo sự liên kết giữa các phương thức vận tải, cũng như giữa các vùng địa hình, địa phương khác nhau.

Đặng Nhung - Đỗ Phương

* Chủ tịch UBND TP Hạ Long Phạm Hồng Hà: “Hạ tầng giao thông là động lực để các địa phương đẩy mạnh phát triển”

Là thành phố thủ phủ, Hạ Long đã rất thuận lợi khi các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm của tỉnh đều tính đến kết nối với Hạ Long. Điều này chính là động lực để thành phố mở rộng không gian đô thị và tăng cường thêm các sản phẩm dịch vụ, du lịch trở thành thành phố du lịch của tỉnh.
Cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, TP Hạ Long đã sớm chủ động, xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với quy hoạch của ngành GTVT và quy hoạch chung của tỉnh. Song song với đó là đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trên địa bàn theo hướng hiện đại, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, các dự án lớn được tập trung đẩy mạnh.

* Tổng Giám đốc Công ty CP BOT cầu Bạch Đằng Hoàng Việt Anh: “Nhà đầu tư nhận được rất nhiều hỗ trợ từ tỉnh Quảng Ninh khi thực hiện dự án giao thông”

Quá trình thực hiện dự án, chúng tôi đã được tỉnh đặc biệt quan tâm, với những cơ chế phù hợp, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai dự án như: Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc các công tác chuẩn bị thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, khiến cho nhà đầu tư rất yên tâm thực hiện dự án để sớm đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả sau đầu tư. Trong quy hoạch phát triển ngành GT-VT thời gian tới, rất mong Quảng Ninh tiếp tục thực hiện đầu tư hạ tầng giao thông và những nhà đầu tư như chúng tôi sẽ đồng hành cùng tỉnh.

* Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Vận tải ô tô Quảng Ninh Trần Văn Thuyết: “Phát triển GTVT cần quan tâm đến hỗ trợ doanh nghiệp, tăng lợi thế cạnh tranh”

Là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực GTVT, tôi thấy rất tự hào khi hạ tầng giao thông nói riêng và ngành GTVT nói chung ngày một đổi mới. Giao thông Quảng Ninh hiện đã kết nối được đến tất cả các địa phương, kết nối các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu trong tỉnh với các tỉnh, thành phố trong và ngoài khu vực. Điều này cho thấy được những đột phá, quyết tâm của tỉnh trong việc tháo gỡ nút thắt giao thông, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày một mạnh mẽ của tỉnh. Chúng tôi rất vui khi những chuyến xe không còn phải đợi phà, vượt đường tràn như trước đây nữa, phương tiện, hàng hoá lưu thông rất an toàn và thuận lợi.

Trong quy hoạch của ngành GT-VT, chúng tôi mong muốn hạ tầng tiếp tục được đầu tư đồng bộ hơn nữa, tỉnh cần có định hướng phát triển loại hình vận tải tiên tiến, an toàn, thuận lợi, thân thiện môi trường. Đặc biệt, việc mở rộng, nâng cấp và phát triển các bến bãi, hạ tầng giao thông cần có sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhằm tạo cạnh tranh bình đẳng, nâng cao chất lượng dịch vụ, tiết kiệm ngân sách nhà nước.

* Anh Phan Đức Thọ, tổ 4, khu 1, phường Cao Xanh, TP Hạ Long: “Giao thông góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân”

Là người con Quảng Ninh, tôi cũng như nhiều người dân khác vô cùng phấn khởi trước sự phát triển của ngành GTVT tỉnh. Hiện Quảng Ninh đã kết nối thuận tiện được với hầu hết các tỉnh, thành khác trong cả nước, đường sá, cảng bến được mở rộng, khang trang và hiện đại hơn, qua thông tin báo chí, tôi được biết sắp tới Cảng hàng không Vân Đồn hoàn thành. Hiện Quảng Ninh đang xây dựng đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, sẽ hoàn thành trong năm 2017, khi đó sẽ kéo ngắn, tiết kiệm thời gian cho người dân đi Hà Nội. Đồng thời, thu hút nhiều lao động đến Quảng Ninh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
 

 

Sưu tầm bởi wWw.VietWeb.Vn - Nguồn: Báo điện tử Quảng Ninh


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: